Quy định về con dấu của doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi hotrotinviet, 21/7/25 lúc 21:24.

  1. hotrotinviet

    hotrotinviet Member
    16/23

    Từ ngày 01/01/2021, Luật Doanh nghiệp năm 2020 chính thức có hiệu lực. Theo đó, khi thành lập công ty thì quy định liên quan đến con dấu doanh nghiệp đã được thay đổi đáng kể. Hay cùng Kế Toán Tín Việt tham khảo qua bài viết dưới đây.

    [​IMG]


    Luật Doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận dấu của doanh nghiệp tồn tại dưới 02 hình thức bao gồm:

    - Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;
    - Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
    Quy định này đã chính thức công nhận chữ ký số là dấu của doanh nghiệp. Đây là nội dung hoàn toàn mới so với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.

    Chữ ký số đã được Nghị định 130/2018/NĐ-CP giải thích khái niệm. Theo đó có thể hiểu đơn giản, chữ kí số là một dạng chữ ký điện tử được mã hóa các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp dùng để ký thay cho chữ kí trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện trong các giao dịch điện tử qua mạng internet.

    Việc đưa chữ ký điện tử làm dấu của doanh nghiệp góp phần giúp doanh nghiệp có thêm lựa chọn trong việc sử dụng dấu thay vì chỉ sử dụng con dấu khắc như hiện nay.

    Doanh nghiệp được quyền tự quyết đối với con dấu

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp.

    Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ được toàn quyền quyết định về nội dung của dấu mình sử dụng mà không chịu ràng buộc bởi quy định pháp luật.

    Không những vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 còn trao cho doanh nghiệp quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp (nội dung này chưa được ghi nhận trực tiếp trong Luật Doanh nghiệp 2014).
     

Dịch Cài Win Và Cài Đặt Phần Mềm Máy Tính Online

Danh sách các Website diễn đàn rao vặt

Chia sẻ trang này